Nghệ thuật sơn mài độc
đáo
Một
sản phẩm
sơn mài sử dụng
khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây
một vài nguyên liệu phổ biến như:
* Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra
còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó...
* Màu: sơn mài cổ
truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô
cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
* Các sản
phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
* Các sản phẩm từ vàng
như vàng thếp...
* Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột
điệp...
* Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp
có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng
trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong
phú.
Có
thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh
nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ
thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng
kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính như: bó hom vóc, trang trí, mài và
đánh bóng.
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp
mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn
mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn
nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ
vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải
màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy
nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn,
Cao Bằng...
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các
bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các
làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày
trước.
Hiện nay, tranh
son mai sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta
có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi
dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm
cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu
khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi
đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới
cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây
giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài
tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh,
hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy
nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá
trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Sơn mài
ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối...
nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế,
giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều
nước.
Công ty TNHH MTV Gốm sứ Hoàng Giang
Địa chỉ: 112 Trần Não,
P.Bình An, Q.2 (Hồ Chí Minh)