ô - tê - răng - rứa là sao?
Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ.
Nào cùng bắt đầu nhé:
mô = đâu
tê = kia, ấy
răng = sao
rứa = thế, đấy
Ví dụ:
-Anh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế?
-Ở đàng tê. = Ở đằng kia
-Rứa à? = Thế à?
-Răng lại rứa? = Sao lại thế?
mần, chi, cấy, đàng
mần = làm
chi = gì
đàng = đường, đằng
cấy = cái
-Anh đang mần chi rứa? = Anh đang làm gì đấy?
-"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
-"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông"
-Cấy chi rứa? = Cái gì thế?
nỏ, giừ, trốc, chưn
Theo một số "nhà nghiên cứu", tiếng Anh có xuất xứ từ tiếng Nghệ!? Bằng chứng là từ "nỏ" trong tiếng Nghệ được đổi thành "no" trong tiếng Anh!
nỏ = không
giừ = giờ
trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
chưn = chân
Ví dụ:
- Em có yêu anh không?
- Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là tình trong như đã...)
- Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
- Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
- Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc gì không?
- Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?
Xưng hô trong tiếng Nghệ
Cố ông - Cố bà = Cụ ông - Cụ bà
Ông - Bà
Cha - Mệ = cha (bố, ba, thầy, tía) - mẹ (má, u)
o, ả, gấy, nhông
O là một từ rất hay gặp và nhiều người biết từ này rồi. Ả thì trong tiếng phổ thông hiểu theo nghĩa khác một chút.
o = cô
ả = chị
gấy = vợ
nhông = chồng
Nghe lạ tai quá phải không các bạn. Nhưng lại rất hay!
- "O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu"
"- Ả Hồng đi mô rứa? Lấy nhông chưa? Nghe nói ả Hạnh lấy nhông rồi (cũng: ruồi) đó.
- Có lẹ rứa. Ả cụng nghe nói."
du, con gấy
Trong tiếng Nghệ, rất nhiều từ bị biến âm so với tiếng phổ thông do đặc thù phát âm.
du = dâu
con gấy = con gái
bài tập luyện tiếng Nghệ