Chỉ vì sợ những lời “chê” này mà nhiều teen đang biến mình thành “xấu xí” đi đấy. Lạ không?
Quê: hay còn gọi là Hai lúa đó. Có tới 43% số teen được hỏi lắc đầu
nguầy nguậy như đuổi ta trước lời chê này này. Nhưng đây là lời chê mà
dân teen thường gặp và cũng thường sử dụng để khích bác nhau nhất.
Không có BMX à? Quê. Không xài di động à? Hai lúa. Chưa lên bar bao giờ
à? Kém tắm...
Và để tránh lời chê đáng sợ này teen Việt đang lao mình vào con đường
“tân tiến” và chạy đua theo mốt. Chẳng biết chạy bao lâu cho đủ, chỉ
biết bố mẹ đang vắt chân lên chạy vì tiền tiêu của mấy teen sợ lạc thời.
Phải "sành điệu, chịu chơi" vì bị chê quê, hai lúa...
Chơi xấu. Chứ không phải xấu tính à nha. Xấu tính thì rõ quá rồi nhưng
chơi xấu thì phải xét xem bạn đang chơi với ai và “đồng bọn” của bạn
đang thực hiện những luật gì.
Này nhé. Nếu bạn và “đồng bọn” đang “chơi đểu” một ai đó mà bạn không
nỡ lòng nhìn thấy người bị hại đau khổ. Đừng vội mà giúp đỡ người ta
nếu bạn không muốn bị tẩy chay và mang tiếng chơi xấu trước bàn dân
thiên hạ.
Những chiếc loa phóng thanh có sức mạnh cực lớn đó. Và dư luận sẽ khó
lòng để bạn yên. Không ít teen không chịu nổi sức ép từ dư luận. Nhưng
hãy thử nghĩ lại nhé, nếu sợ bị gọi là kẻ chơi xấu nghĩa là bạn chơi
đẹp với người khác chỉ không muốn mang tiếng. Còn nếu thực lòng chơi
tốt, bạn có gì phải sợ nhỉ. Và nên nhớ, bạn hãy quyết định theo sự lựa
chọn của mình. Đôi khi cũng nên táo bạo với dư luận.
Dốt. Đảm bảo ối bạn dị ứng với lời chê này. Sợ chê dốt, sợ chê không
biết nên tìm mọi cách để “giấu” hoặc “nổ” hơi quá khả năng của mình để
mọi người nghĩ mình không dốt.
Nhưng thử nghe lời giải thích từ một người không sợ bị chê là dốt xem:
“Sức mình có sao thì chấp nhận vậy. Chẳng lẽ mình dốt lại đòi người ta
khen là giỏi. Chuyện đó tớ không quan tâm đâu. Mà còn biết mình dốt thì
còn biết làm thế nào để mình không dốt nữa”.
Bạn "sợ" bị chê dốt nên cố tìm cách giấu cái dốt ấy đi thì tai hại lắm.
“Không cá tính”: 1 cơ số teen sợ bị kêu là chảnh nên tìm mọi cách để
hòa đồng. Nhưng lại không ít teen có cái suy nghĩ hoàn toàn ngược lại.
Hòa đồng là hòa lẫn với mọi người. Hòa đồng thì chả còn cá tính, chả ai
nhớ mình nữa. Thế là rất tưng tửng: “Kiêu mới có giá”.
Có lẽ vì thế mà đi trên đường gặp ngày càng nhiều những gương mặt lạnh
như “tuyết bắc cực”?, nhìn người khác bằng nửa con mắt chăng?